De facto/De jure là gì?

Tokyo không phải là thủ đô chính thức của Nhật đâu!

Nếu vào trang web của Hạ viện Nhật (nhớ hỏi một người bạn rành tiếng Nhật nhé), bạn sẽ thấy một dòng chữ ghi rõ: “Không có luật nào quy định Tokyo là thủ đô của Nhật Bản, nhưng chúng tôi tin rằng việc thủ đô của Nhật Bản là Tokyo được công chúng chấp nhận rộng rãi”

→ Từ khẳng định này, Tokyo trở thành một thủ đô de facto (trên thực tế, theo thông lệ/truyền thống, tuy không được công nhận)

Ngược lại, de jure nghĩa là “được công nhận bởi pháp luật”. Đa số các quốc gia trên thế giới là sự kết hợp của hai thuật ngữ de facto và de jure, nghĩa là “vừa được công nhận bởi pháp luật mà vừa tồn tại trên thực tế”

Một vài ví dụ khác cho hai thuật ngữ này:

  • Cộng hòa Bắc Síp (Northern Cyprus) là một quốc gia de facto. Tuy chỉ được công nhận bởi Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng trên thực tế, chính phủ nước này có quyền lực trên khắp phần lãnh thổ mà họ khẳng định (lãnh thổ màu cam trong hình). 

 

  • Tiếng Quảng Đông là ngôn ngữ được nói nhiều nhất ở Hong Kong, mặc dù tiếng Anh và tiếng Quan Thoại mới là hai ngôn ngữ chính thức (de jure). 

 

  • Tương tự, tiếng Anh là ngôn ngữ quốc gia de facto của Hoa Kỳ (có tới 78% người Mỹ sử dụng tiếng Anh để giao tiếp), vì ở mức độ liên bang thì nước này không công nhận bất kì ngôn ngữ nào chính thức. 

 

  • Amsterdam là thủ đô của Hà Lan theo Hiến pháp (de jure), nhưng The Hague mới là nơi đặt bộ máy chính quyền (de facto).

Bản đồ nắm quyền thực tế (de facto) trên thế giới, cập nhật 2/2021

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Bài viết liên quan

Scroll to Top