1001 câu chuyện tranh chấp chủ quyền: hết thay phiên nhau “đứng tên” đến gây chiến bằng… whiskey

Cứ nhắc đến châu Âu thì có vô số chuyện chia biên giới hài hước, cùng xem một số câu chuyện… không của riêng ai ở dưới nhé

1. Đảo Märket, Phần Lan-Thụy Điển

Đảo Märket là một hòn đảo đá rộng 3ha thuộc sở hữu của hai nước Thuỵ Điển – Phần Lan nằm trên biển Baltic, và có lẽ bạn đang thắc mắc tại sao cái đường biên giới nó vô duyên tới vậy, tại sao không chia một đường thẳng ở chính giữa cho dễ.

Well, thực ra điều đó đã được thực hiện ngay từ khi Phần Lan còn thuộc Đế quốc Nga vào năm 1809. Tuy nhiên, vào năm 1885 thì Phần muốn xây một ngọn hải đăng trên đảo để cho tàu thuyền định hướng. Nghĩ rằng sẽ không ai để ý và đây là đảo không người ở, các ông ý mặc kệ biên giới, cứ phang ngay cái chỗ nhô cao nhất trên đảo (phần thuộc Thuỵ Điển) mà xây. 

Nhưng trước sau gì thì bên Thuỵ Điển cũng biết. Thế là sau một thế kỉ cự cãi ai mượn trồng khoai đất này thì cuối cùng đường biên giới được vẽ lại như trên để cả hai nước đều sở hữu diện tích đất bằng nhau mà Phần Lan vẫn giữ được ngọn hải đăng.

2. Đảo Hans. Đan Mạch – Canada

Mỗi lần lên đảo, nước này lại rút cờ nước kia xuống và cắm cờ mình lên, đồng thời thả một món đồ xuống để thể hiện chủ quyền

Đảo Hans là một đảo nhỏ chỉ 1.3km2 nằm kẹp giữa Greenland (Đan Mạch) và đảo Ellesmere (Canada). Do eo biển giữa hai hòn đảo chỉ rộng 35km nên về cơ bản là lãnh hải của hai nước chồng lên nhau, do đó đảo Hans bị đưa vào diện tranh chấp. Năm 1973, hai nước kể trên đã thử ngồi xuống nói chuyện về việc ai nên giữ hòn đảo, nhưng cuối cùng thì không được gì.

Năm 1984, Canada bắt đầu khơi mào cuộc chiến bằng cách dựng cờ lên đảo, đồng thời để một chai whiskey như lời nhắc nhở rằng đây là đất của Canada. Biết tin, bộ trưởng Ngoại giao Greenland lập tức tới hạ cờ, dựng cờ Đan Mạch lên và để một chai Snaps phía dưới. Cứ thế tới năm 2005, nước này tới dựng cờ thì nước kia lại tới hạ cờ và dựng cờ của mình lên, đồng thời không quên để lại một số vật phẩm: Canada ngoài whiskey thì còn để một tảng đá của người Inuit còn Đan Mạch thì xây một ụ đá. Sau năm 2005, hai nước quyết định dừng “cuộc chiến”, nhưng đảo Hans thì vẫn trong tình trạng… bỏ con giữa chợ tới ngày nay.

3. Đảo Pheasant, Tây Ban Nha – Pháp

Hòn đảo đặc biệt cứ 6 tháng lại… thay quốc tịch một lần

Ở dọc con sông Bidasoa nơi chia cắt hai nước Pháp và Tây Ban Nha, có một hòn đảo mang tên Pheasant. Điều đặc biệt của đảo này là nó mang tận… hai quốc tịch. Cứ tháng 2 hằng năm, Pháp trao quyền hạn trên đảo cho Tây Ban Nha và tháng 8 thì người Tây Ban Nha lại làm ngược lại. Điều này đã có lịch sử hàng trăm năm kể từ Hiệp ước Pyrenees năm 1659, được ký kết cũng tại chính hòn đảo này.

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Bài viết liên quan

Scroll to Top