
Lượng khí thải xả ra của tàu thuyền (ảnh trên) và tần suất xảy ra sấm sét (ảnh dưới)
Thực ra nếu bạn hiểu chút đỉnh về cách mà sấm sét hoạt động thì đây cũng là điều dễ hiểu. Mây được hình thành khi nước ngưng tụ xung quanh các hạt siêu nhỏ trong không khí, gọi là aerosol (sol khí). Không khí có ít aerosol hơn sẽ tạo ra các giọt mây lớn hơn (do nhiều phân tử nước phải bám vào cùng một aerosol) và chuyển thành mưa. Ngược lại, nếu trong không khí có nhiều aerosol hơn, các giọt mây được tạo thành cũng nhỏ hơn do lượng hơi nước bám vào aerosol ít hơn. Những giọt nhỏ hơn này nhẹ hơn nên được nâng rất cao, đóng băng và sau đó tạo ra điện tích dương. Khi các con tàu di chuyển, chúng đang “bơm” các hạt sol khí PM2.5 vào không khí, trở thành những “hạt giống” cho việc sản sinh sấm sét.
Một điều đặc biệt trong bản đồ nữa, bạn có nhận ra sấm sét cũng có tần suất lớn tại những vùng đô thị như Bangkok (Thái Lan), Kuala Lumpur (Malaysia), Colombo (Sri Lanka), Davao (Philippines) hay miền Nam Việt Nam? Đó chính là vì ở đô thị có nhiều hạt bụi hơn, và theo nguyên lý như trên, sét đánh nhiều hơn tại những khu vực này, theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Northern Illinois năm 2015.